THÙNG CARTON - THÙNG CARTON GIA RẺ

    THÙNG CARTON - THÙNG CARTON GIA RẺ

    THÙNG CARTON - THÙNG CARTON GIA RẺ

    Trung Quốc dừng nhập khẩu RCP, nhu cầu bột giấy tái chế sẽ tăng mạnh

    Trung Quốc dừng nhập khẩu RCP, nhu cầu bột giấy tái chế sẽ tăng mạnh

    Việc Trung Quốc hạn chế và tiến tới dừng nhập khẩu giấy loại thu hồi (RCP) sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường Trung Quốc. Trước tình hình đó, các nước láng giềng đang lo ngại Trung Quốc sẽ đầu tư sản xuất bột tái chế ở nước ngoài và xuất khẩu ngược về trong nước. Nếu điều đó xảy ra thì đó là những dự án rất nguy hại, không những gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp mà còn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

    Xuất khẩu giấy loại thu hồi (RCP) từ Mỹ sang Trung Quốc đang bị đình trệ, do Trung Quốc đang áp dụng quy định mới về nhập khẩu phế liệu. Chế độ mới quy định rằng tất cả mọi lô hàng giấy loại nhập khẩu từ Mỹ về Trung Quốc bắt buộc phải kiểm tra về chất lượng và tỷ lệ tạp chất trước khi bốc lên tàu. Trong khi đó thì ngay tại các cảng của Trung Quốc cũng đang diễn ra tình trạng đình trệ và ùn ứ việc thông quan các lô hang đã về đến cảng.

    Quy định mới này được ban hành bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC), đã thay thế cơ chế tự kiểm tra của nhà cung cấp được thực hiện trong nhiều thập kỷ. Mọi người lo ngại rằng đó là một nhiệm vụ không thể, bởi vì khối lượng hàng hóa cần phải kiểm tra trước khi bốc lên tàu tại Mỹ để chở về Trung Quốc là rất lớn, và chỉ được thực hiện bởi một cơ quan kiểm tra: Cục chứng nhận và kiểm định hàng của Trung Quốc (CCIC) đóng tại  Bắc Mỹ.

    Hiện nay theo đánh giá của các nhà cung cấp ước tính rằng khối lượng RCP bị mắc kẹt tại các cảng trong nước đã đạt 1 triệu tấn.

    Tình trạng nhập hàng tắc nghẽn, việc kiểm tra hải quan chặt chẽ đối với các lô hàng RCP, và lượng RCP có chất lượng chất lượng hàng đầu theo quy định của Trung Quốc không đáp ứng được, nên đã khiến nhiều người bán tránh xa Trung Quốc.

    Bột giấy tái chế ở Trung Quốc: Nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay, việc chào hàng cung cấp bột giấy tái chế đã tăng ở thị trường Trung Quốc.

    Bột giấy tái chế được sản xuất tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia bởi các nhà máy có công suất nhỏ, sử dụng RCP nhập khẩu từ Hoa Kỳ và châu Âu (chủ yếu là OCC) làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm chất lượng cao hơn và loại thu hồi trong nước cho loại sản phẩm chất lượng thấp hơn.

    Một nguồn tin cho biết loại bột giấy này đã được sản xuất trên dây chuyền sản xuất giấy bìa hiện có, với các sản phẩm bao gồm bột OCC và các loại khử mực.

     Các dự án bột giấy tái chế nguy hại:

    Các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc đang cân nhắc đầu tư vào khả năng sản xuất bột giấy tái chế ở nước ngoài và vận chuyển ngược lại Trung Quốc. Họ đã đánh giá các cơ hội đầu tư chủ yếu ở Đài Loan và Đông Nam Á và nhận thấy đây là các dự án có khả năng rủi ro cao.

    Nếu như việc dầu tư được thực hiện ở các nước láng giềng thì đây là các dự án rất nguy hại. Các nước trong khu vực đang trở nên nhạy cảm với những lo ngại rằng họ có thể sẽ nhận được một lượng lớn giấy loại thu hồi (RCP) và một lượng lớn chất thải có độ ô nhiễm cao, mà  đã bị Trung Quốc từ chối, và phải chịu gánh nặng bởi vấn đề ô nhiễm và xã hội.

    Các nước trong khu vực đang rất cảnh giác và đang triển khai hệ thống hạn ngạch nhập khẩu tương tự như hệ thống hạn ngạch nhập khẩu ở Trung Quốc và đang theo dõi chặt chẽ việc nhập khẩu RCP.

    Chẳng hạn như tại Indonesia chính quyền đang yêu cầu tất cả các lô hàng nhập khẩu RCP phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt trước khi dỡ hàng. Các nhà chức trách Thái Lan đã cấm nhập khẩu nhựa thu hồi, như Trung Quốc đã làm, và đang rất cảnh giác đối với RCP.

    Tuy nhiên, các nguồn tin vẫn cho biết các công ty Trung Quốc vẫn đang thực hiện các đơn đặt hàng sơ bộ cho các thiết bị sản xuất bột giấy tái chế, với ước tính khoảng 2 triệu tấn/năm và cho khởi chạy vào đầu năm tới.

    Các nhà đầu tư đang tìm cách hợp tác với các nhà máy hiện có trong khu vực, nhưng không ai sẵn sàng tiết lộ chi tiết về những động thái có thể xảy ra.

    Theo PPI Asia No. 25 ngày 29 tháng 6 năm 2018.

    Chia sẻ:
    CÔNG TY TNHH BICATA 6 CÔNG TY TNHH BICATA 6 CÔNG TY TNHH BICATA 6 CÔNG TY TNHH BICATA 6 CÔNG TY TNHH BICATA 6 CÔNG TY TNHH BICATA 6 CÔNG TY TNHH BICATA 6 CÔNG TY TNHH BICATA 6
    2018 Copyright © CÔNG TY TNHH BICATA 6. Web Design by Nina.vn
    Đang online: 3   |   Tổng truy cập: 468626